TIN TỨC HÀNG KHÔNG
Hợp tác hàng không Việt Nam: Mở cửa bầu trời.
Với mục đích kết nối năng lực dồi dào của ngành hàng không New Zealand (NZ) và cơ hội phát triển tiềm lực của Việt Nam trong lĩnh vực này, NZ và Việt Nam đã mở cửa Diễn đàn hàng không.
Dưới góc nhìn của ngành hàng không, Việt Nam tự hào là quốc gia có số lượng hành khách quốc tế tăng trưởng cao thứ ba trên thế giới, dự đoán đạt 63 triệu khách vào năm 2020. Sự phát triển như vũ bão này đã và đang thu hút đầu tư hàng không thương mại và đòi hỏi việc đào tạo, hệ thống, kinh nghiệm, sản phẩm cũng như dịch vụ cần được nâng cấp để theo kịp tốc độ tăng trưởng.
Lợi thế của New Zealand lại là bề dày lịch sử của ngành hàng không. Chính vì vậy, Thủ tướng New Zealand John Key khẳng định sẵn sàng hỗ trợ và xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết dựa trên những thỏa thuận hợp tác sẵn có – Thỏa thuận về Dịch vụ hàng không giữa Việt Nam và New Zealand năm 2013 (điều khoản liên danh và hợp tác pháp lý) và Kế hoạch Hành động NZ/Việt Nam 2013 – 2016 (ngành Hàng không được xác định là một trong năm lĩnh vực ưu tiên).
Ông John Nicholson, đại diện Hiệp hội hàng không New Zealand khẳng định: “Hàng không là một trong những trọng điểm hợp tác giữa New Zealand và Việt Nam trong những năm qua và sẽ được phát triển hơn nữa trong những năm tới. Hiệp hội hàng không New Zealand sẽ tạo điều kiện cho các chuyên gia và kỹ sư của Hiệp hội trao đổi thông tin, huấn luyện nâng cao năng định quản lý và vận hành hàng không, tăng cường đào tạo đội bay, bộ phận kỹ thuật, hậu cần hàng không…”.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Tâm, Phó Tổng Giám Đốc Vietjet nhận định: “Là hãng hàng không thế hệ mới, năng động và không ngừng phát triển, Vietjet xem các công tác đảm bảo an ninh, an toàn, đảm bảo chất lượng vận hành hàng không là ưu tiên hàng đầu của hãng bên cạnh phát triển mạng bay, đội bay, nâng cao chất lượng dịch vụ và các chương trình khuyến mại, chăm sóc khách hàng. Sự hỗ trợ từ đối tác uy tín như Hiệp hội hàng không New Zealand sẽ củng cố hơn nữa quyết tâm và sự đầu tư không ngừng của hãng với mục tiêu trở thành hãng hàng không được yêu thích không chỉ ở Việt Nam mà còn tại khu vực Châu Á trong những năm tới”.
Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế New Zealand Steven Joyce dự kiến, vào tháng 6/2016, hai bên sẽ đưa vào khai thác đường bay thẳng từ thành phố Hồ Chí Minh đến New Zealand.
Theo lộ trình “mở cửa bầu trời” và chủ trương của Chính phủ, cuối năm nay thị trường hàng không khu vực ASEAN sẽ là thị trường chung. Từ đầu năm 2015, khoảng 600 triệu người đã chuyển sang thời kỳ ASEAN Bầu trời rộng mở (ASEAN SAM), cột mốc quan trọng đầu tiên đạt được trước khi hình thành một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015. Thời ASEAN “Bầu trời mở rộng”, các hãng hàng không sẽ có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển, thu lợi, đặc biệt trong thời giá dầu giảm xuống mức thấp nhất như chúng ta đang chứng kiến. Và dĩ nhiên khi có bùng nổ vận chuyển hàng không thì ắt có cả bùng nổ thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch…
Đứng trước cơ hội đó, các hãng hàng không Việt Nam lại đang đối mặt với nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực… Chính vì vậy, những thỏa thuận hợp tác với một quốc gia có tiềm lực về ngành hàng không chính là cách để các doanh nghiệp Việt Nam “nối dài cánh bay”, tự tin cạnh tranh nội khối ASEAN và vươn ra thế giới.
(Nguồn: enternews.vn)
CÙNG CHUYÊN MỤC
150.000 vé máy bay đi Busan, Đài Loan giá từ 0 đồng
Giá vé ưu đãi được hãng hàng không Vietjet áp dụng trên các đường bay quốc tế đến Cao Hùng, Đài Bắc, Đài Nam, Busan, Seoul, Hong Kong. Xem thêmHãng hàng không xử lý đồ ăn thế nào khi máy bay trễ chuyến
Nếu chuyến bay bị chậm một tiếng trở lên, toàn bộ đồ ăn sẽ phải bỏ để nấu mới, các nhân viên chế biến không thích điều này dù họ được trả thêm 300 USD tiền làm thêm giờ mỗi tháng. Xem thêmHãng hàng không ngoại 'chen chân' mở đường bay đến Việt Nam
Nhắm tới nhu cầu du lịch nước ngoài với chi phí thấp và tầng lớp trung lưu gia tăng mạnh mẽ, hàng loạt hãng hàng không nước ngoài đang bước đầu gặt hái thành công khi mở đường bay mới đến Việt Nam. Xem thêmViệt Nam “vẽ” lại bản đồ hàng không thế giới
Với đội máy bay hùng mạnh, Việt Nam sẽ thực sự có tiếng nói, vai trò trên thị trường hàng không quốc tế Thị trường hàng không Việt Nam 3 năm trở lại đây có những chuyển biến rất nhanh, rõ nhất là các hãng nội địa chi hàng chục tỉ USD mua sắm máy bay mới. Rất có thể đây là giai đoạn Việt Nam bứt phá để vẽ lại bản đồ hàng không quốc tế. Xem thêmVì sao cần tắt điện thoại, kéo cửa sổ khi máy bay cất/hạ cánh?
Khi đi máy bay, chúng ta thường được tiếp viên nhắc nhở: “Tắt nguồn điện thoại di động và các thiết bị điện tử cầm tay, mở tấm che cửa sổ, dựng thẳng lưng ghế, gập bàn ăn và thắt dây an toàn” mỗi khi máy bay cất/hạ cánh. Tại sao chúng ta được yêu cầu như vậy và nó ảnh hưởng gì đến an toàn bay? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời. Xem thêmTừ ngày 1/5, quy định mang chất lỏng khi đi máy bay được nới rộng
Theo quy định mới, hành khách có thể thoải mái mang theo chất lỏng như kem, nước uống, nước rửa mặt,... trong hành lý xách tay thay vì hành lý ký gửi như trước kia. Xem thêm