TIN TỨC HÀNG KHÔNG
Hãng hàng không xử lý đồ ăn thế nào khi máy bay trễ chuyến
Nếu chuyến bay bị chậm một tiếng trở lên, toàn bộ đồ ăn sẽ phải bỏ để nấu mới, các nhân viên chế biến không thích điều này dù họ được trả thêm 300 USD tiền làm thêm giờ mỗi tháng.
Chelsea Food Services là cơ sở sản xuất đồ ăn của hãng hàng không United Airlines, đặt bên cạnh sân bay quốc tế Newark ở New Jersey, Mỹ. Cơ sở gồm 1.000 nhân viên, làm nhiệm vụ sản xuất 33.000 suất ăn mỗi ngày.
Tất cả nhân viên trong bếp đều phải đội mũ trùm đầu để tránh rơi tóc vào thức ăn và mặc áo bảo hộ. Thực phẩm trong nhà bếp được yêu cầu ghi rõ ngày tháng đồng thời dán nhãn truy xuất nguồn gốc. Tại đây, suất ăn của khoảng 217 chuyến bay được chế biến mỗi ngày và tăng thêm vào mùa cao điểm.
Thực phẩm đều được chế biến bằng tay và nấu trên các vỉ nướng.
Đồ ăn trên máy bay chỉ nấu chín khoảng 50%. Phần còn lại sẽ do các tiếp viên thực hiện nốt bằng lò vi sóng.
Với những món không cần phải nấu chín như salad hay trái cây, các nhân viên sẽ chuẩn bị bên ngoài nhà bếp để tránh nhiệt độ làm ảnh hưởng tới chất lượng món ăn.
Số lượng chính xác các suất ăn cho mỗi chuyến sẽ được đóng vào thùng kim loại có đánh dấu số hiệu chuyến bay để dễ dàng vận chuyển.
Toàn bộ đồ ăn sau khi hoàn tất sẽ được đưa vào kho lạnh và giữ trong nhiệt độ 8-10 độ C.
Tuy nhiên, các bữa ăn không thể giữ lâu hơn 6-8 tiếng trước khi lên máy bay. Do đó, nếu chuyến bay bị hoãn từ một tiếng trở lên, toàn bộ đồ ăn sẽ phải bỏ và nấu thay thế. Điều này không những gây ra sự lãng phí mà cả nhân viên cũng phải làm thêm giờ để chuẩn bị các suất ăn mới.
Các nhân viên làm thêm giờ sẽ nhận được khoản tiền thưởng 300 USD cho mỗi tháng. Mặc dù vậy, họ đều hy vọng các chuyến bay sẽ không bị trễ giờ bởi như thế sẽ giảm được tối đa sự lãng phí thực phẩm.
CÙNG CHUYÊN MỤC
150.000 vé máy bay đi Busan, Đài Loan giá từ 0 đồng
Giá vé ưu đãi được hãng hàng không Vietjet áp dụng trên các đường bay quốc tế đến Cao Hùng, Đài Bắc, Đài Nam, Busan, Seoul, Hong Kong. Xem thêmHãng hàng không ngoại 'chen chân' mở đường bay đến Việt Nam
Nhắm tới nhu cầu du lịch nước ngoài với chi phí thấp và tầng lớp trung lưu gia tăng mạnh mẽ, hàng loạt hãng hàng không nước ngoài đang bước đầu gặt hái thành công khi mở đường bay mới đến Việt Nam. Xem thêmViệt Nam “vẽ” lại bản đồ hàng không thế giới
Với đội máy bay hùng mạnh, Việt Nam sẽ thực sự có tiếng nói, vai trò trên thị trường hàng không quốc tế Thị trường hàng không Việt Nam 3 năm trở lại đây có những chuyển biến rất nhanh, rõ nhất là các hãng nội địa chi hàng chục tỉ USD mua sắm máy bay mới. Rất có thể đây là giai đoạn Việt Nam bứt phá để vẽ lại bản đồ hàng không quốc tế. Xem thêmVì sao cần tắt điện thoại, kéo cửa sổ khi máy bay cất/hạ cánh?
Khi đi máy bay, chúng ta thường được tiếp viên nhắc nhở: “Tắt nguồn điện thoại di động và các thiết bị điện tử cầm tay, mở tấm che cửa sổ, dựng thẳng lưng ghế, gập bàn ăn và thắt dây an toàn” mỗi khi máy bay cất/hạ cánh. Tại sao chúng ta được yêu cầu như vậy và nó ảnh hưởng gì đến an toàn bay? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời. Xem thêmTừ ngày 1/5, quy định mang chất lỏng khi đi máy bay được nới rộng
Theo quy định mới, hành khách có thể thoải mái mang theo chất lỏng như kem, nước uống, nước rửa mặt,... trong hành lý xách tay thay vì hành lý ký gửi như trước kia. Xem thêmSân bay Tân Sơn Nhất dùng máy tính bảng để… chống “ùn tắc”
Bên cạnh việc check-in tại quầy, qua điện thoại, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ triển khai 8 máy tính bảng để làm thủ tục check-in cho hành khách tại ga quốc tế, nhằm rút ngắn tối đa thời gian chờ đợi. Xem thêm