Mở bán giá 0VNĐ chào mừng đường bay mới Hà Nội - Busan các ngày 16, 17, 18/ 11/2016 Vietjet mở đường bay kết nối TP.HCM với Đài Trung (Đài Loan) khai thác từ 15 Jan 2017 Chào mừng đường bay mới mở bán giá 0VNĐ cho tất cả các đường bay Đông Bắc Á 3 ngày vàng 25 - 27 Oct 2016 Vietjet chính thức từ chối vận chuyển Samsung Galaxy Note 7 Trăm nghìn vé Vietjet trong tay, phái đẹp rộn ràng bay quốc tế Triệu vé Vietjet tháng 10, tặng triệu nụ cười yêu thương

TIN TỨC HÀNG KHÔNG

Hãng hàng không ngoại 'chen chân' mở đường bay đến Việt Nam

Nhắm tới nhu cầu du lịch nước ngoài với chi phí thấp và tầng lớp trung lưu gia tăng mạnh mẽ, hàng loạt hãng hàng không nước ngoài đang bước đầu gặt hái thành công khi mở đường bay mới đến Việt Nam.

Vừa có chuyến du lịch vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 đến Nhật, anh Hoàng (quận 11, TP HCM) khá hào hứng khi giá vé từ TP HCM sang Tokyo đang ngày một giảm. 

“Đợt vừa rồi tôi săn vé khứ hồi của hãng Cathay, rẻ nhất cũng khoảng 9 triệu đồng. Không tính Vietnam Airlines thì giá vé các hãng khác đi Nhật trung bình từ 12 đến 13 triệu đồng. Giờ mới có thêm Vanilla Air mở đường bay thì vé một chiều có luôn thuế phí chỉ khoảng 4 triệu đồng. So với hồi tôi đi thì giá tốt hơn rồi”, anh Hoàng nói.

Chị Phương Thanh ở quận 3 nhận xét, hiện vé máy bay giá rẻ quốc tế từ TP HCM đi Kuala Lumpur (Malaysia) là dễ săn nhất. Kế đến là đi Bangkok. “Nếu chịu khó thăm chừng các hệ thống đối chiếu và website các hãng thì vé mua có khi rẻ không ngờ. Trung bình vé rẻ đi Kuala Lumpur là tầm 1,5 triệu đồng, đi Bangkok nhỉnh hơn một chút, bay bằng hãng Nok Air. Đó là mua trước khoảng một tháng, chứ mua trước xa hơn thì còn rẻ nữa”, nữ khách hàng cho hay.

Trong khi ngày càng nhiều người Việt Nam khoe “chiến tích” săn vé đi nước ngoài giá rẻ của mình lên mạng xã hội thì đó cũng là lúc các hãng quốc tế đang tấp cập lên kế hoạch mở thêm đường bay, chạy thêm khuyến mại cho thị trường này. Lý do là hầu hết các đường bay mới mở đến Việt Nam thời gian gần đây đều “bội thu” hành khách.

hang-hang-khong-ngoai-chen-chan-mo-duong-bay-den-viet-nam

Đường bay Hà Nội – Dubai của Emirates vừa được mở từ 3/8 sau khi đã có điểm đến đầu tiên tại TP HCM năm 2012. Ảnh: DĐDN

Vừa chính thức khai thác được 2 tuần, Vanilla Air xác nhận, đường bay của hãng này nối TP HCM và Tokyo (Narita) luôn có tỷ lệ lấp đầy trên 85%. Hãng dự đoán, trong giai đoạn trước mắt, tình hình sẽ vẫn rất lạc quan. "Qua quá trình nghiên cứu thị trường, chúng tôi nhận thấy nhu cầu của người Việt từ TP HCM đi Nhật Bản khá cao. Tuy nhiên, giá vé của những hãng hàng không truyền thống có thể là một trở ngại với hành khách, nên chúng tôi quyết định đầu tư vào thị trường này", bà Mio Yamamuro - Phó tổng giám đốc Vanilla Air nói và cho biết nửa đầu năm 2016, đã có hơn 181.000 lượt khách Việt Nam đến Nhật Bản.

Trong khi đó, dù không phải là hãng hàng không giá rẻ nhưng Air New Zealand cũng đã kích cầu thành công khi mở đường bay thẳng đến Việt Nam hồi tháng 6/2016. Trước đây, để sang New Zealand, người Việt phải mua các vé chuyển tiếp với giá tổng cộng khoảng 30 triệu đồng. Tuy nhiên, đường bay mới đã kéo giảm chi phí xuống một nửa. Ông Cam Wallace - Giám đốc Bán hàng và Thương Mại của Air New Zealand cho biết, sau khi trải nghiệm đường bay thẳng tới Việt Nam trong mùa bay 2016, hành khách từ New Zealand rất hào hứng và thích thú về điểm đến Việt Nam. Ông khẳng định, bước thành công của năm đầu, hãng sẽ tiếp tục vận hành đường bay thẳng Auckland - TP HCM trong mùa thứ hai, từ 24/6 tới 25/10 năm sau. Đồng thời, hãng còn nâng cấp lên sử dụng máy bay Dreamliner thế hệ mới có cả hạng ghế giường nằm.

Năm 2016 là thời điểm mà hàng loạt hãng bay quốc tế đồng loạt mở đường bay đến Việt Nam. Malindo Air (Malaysia) sau khi mở đường bay Kuala Lumpur đến TP HCM vào tháng  1/2016 đã mở tiếp đường bay đến Hà Nội đầu tháng 9/2016.  Theo Tổng giám đốc Chandran Rama Muthy, gần 230.000 lượt khách Việt Nam đã đến Malaysia năm 2015. Ông hy vọng con số của năm này sẽ đạt khoảng 280.000 lượt và Malindo Air đang tranh thủ dự phần vào thị trường này.

Từ hồi tháng 6/2016, Cambodia Angkor Air mở bay thẳng từ TP HCM đến thành phố biển Sihanoukville (Campuchia) với tần suất 5 chuyến mỗi tuần. Trước đó, vào cuối tháng 5, Bangkok Airways cũng đã mở thêm đường bay Bangkok - Đà Nẵng.

Báo cáo của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) năm 2015 cho biết, Việt Nam đứng thứ 7 thị trường hàng không thế giới về tốc độ phát triển trong giai đoạn 2014-2017. Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm, tổng cộng gần 25 triệu lượt hành khách được vận chuyển qua các chuyến bay, tăng trưởng mạnh với 29,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đó là một phần lý giải cho cuộc đua mở đường bay đến Việt Nam. Ngay tại thị trường trong nước, Vietjet Air cũng liên tục thông báo mở đường bay nhằm gia tăng thị phần và sẵn sàng trước sức ép của các hãng ngoại. Từ đây đến cuối năm, hàng loạt đường bay của hãng này như: Hà Nội - Đài Bắc ; TP HCM - Hong Kong; TP HCM - Cao Hùng; Hải Phòng - Seoul; Hải Phòng - Bangkok… sẽ chính thức cất cánh.

Tuy nhiên, không phải hãng quốc tế nào mở đường bay đến Việt Nam thời gian gần đây cũng hoàn toàn sáng sủa. Nok Air (Thái Lan) tuy là một ví dụ khá thành công nhưng khả năng duy trì các đường bay trong dài hạn thì chưa rõ vì năng lực tài chính.  Hãng này mở đường bay TP HCM – Bangkok vào tháng 10/2015 và Hà Nội – Bangkok vào tháng 12/2015. Theo ông Patee Sarasin – CEO của Nok Air, tính đến hết tháng 4/2015, tỷ lệ lấp đầy của các chuyến bay nối TPHCM và Bangkok của Nok Air hơn 80%. Trong khi đó, tỷ lệ lắp đầy của đường bay Hà Nội – Bangkok cũng dần cải thiện. Hãng này đang có kế hoạch nâng tầng suất chuyến bay cho đường bay Hà Nội – Bangkok và mở thêm đường bay Đà Nẵng – Bangkok vào năm sau.

Tuy nhiên, các đường bay quốc tế đến Việt Nam, Myamnar và Trung Quốc đang là hy vọng giúp kéo giảm tình hình thua lỗ chung của Nok Air, diễn ra từ 2014. Tờ Bangkok Post cho biết, doanh thu quý II/2016 của Nok Air tiếp tục giảm 6,8% so với quý đầu năm do lượng hành khách giảm hơn 10%. Lợi nhuận mỗi hành khách trên một km bay cũng giảm 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái, hiện chỉ vào khoảng 2.13 baht (khoảng 1.400 đồng). Nửa đầu 2016, Nok Air đã lỗ hơn 1 tỷ baht, tức khoảng 52 triệu đôla.

Một trường hợp khác là Jet Airways (Ấn Độ). Hãng này mở đường bay đến Việt Nam từ cuối năm 2014, nối New Delhi với TP HCM, trung chuyển qua Bangkok. Sau đó, hãng này đổi lại đường bay thành Mumbai - TP HCM nhưng vẫn phải tuyên bố ngừng bay vào cuối tháng 3/2016. Dù không tuyên bố lý do nhưng rất có thể doanh thu của đường bay không khả quan như những gì hãng kỳ vọng. Tuy nhiên, dù các hãng có động thái gì thì khách du lịch dường như là những người đang hưởng lợi nhất từ các đợt mở đường bay mới bởi các chiến dịch giảm giá, khuyến mãi được tổ chức liên tục.

Theo vnexpress.net

CÙNG CHUYÊN MỤC

150.000 vé máy bay đi Busan, Đài Loan giá từ 0 đồng

Giá vé ưu đãi được hãng hàng không Vietjet áp dụng trên các đường bay quốc tế đến Cao Hùng, Đài Bắc, Đài Nam, Busan, Seoul, Hong Kong. Xem thêm

Hãng hàng không xử lý đồ ăn thế nào khi máy bay trễ chuyến

Nếu chuyến bay bị chậm một tiếng trở lên, toàn bộ đồ ăn sẽ phải bỏ để nấu mới, các nhân viên chế biến không thích điều này dù họ được trả thêm 300 USD tiền làm thêm giờ mỗi tháng. Xem thêm

Việt Nam “vẽ” lại bản đồ hàng không thế giới

Với đội máy bay hùng mạnh, Việt Nam sẽ thực sự có tiếng nói, vai trò trên thị trường hàng không quốc tế Thị trường hàng không Việt Nam 3 năm trở lại đây có những chuyển biến rất nhanh, rõ nhất là các hãng nội địa chi hàng chục tỉ USD mua sắm máy bay mới. Rất có thể đây là giai đoạn Việt Nam bứt phá để vẽ lại bản đồ hàng không quốc tế. Xem thêm

Vì sao cần tắt điện thoại, kéo cửa sổ khi máy bay cất/hạ cánh?

Khi đi máy bay, chúng ta thường được tiếp viên nhắc nhở: “Tắt nguồn điện thoại di động và các thiết bị điện tử cầm tay, mở tấm che cửa sổ, dựng thẳng lưng ghế, gập bàn ăn và thắt dây an toàn” mỗi khi máy bay cất/hạ cánh. Tại sao chúng ta được yêu cầu như vậy và nó ảnh hưởng gì đến an toàn bay? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời. Xem thêm

Từ ngày 1/5, quy định mang chất lỏng khi đi máy bay được nới rộng

Theo quy định mới, hành khách có thể thoải mái mang theo chất lỏng như kem, nước uống, nước rửa mặt,... trong hành lý xách tay thay vì hành lý ký gửi như trước kia. Xem thêm

Sân bay Tân Sơn Nhất dùng máy tính bảng để… chống “ùn tắc”

Bên cạnh việc check-in tại quầy, qua điện thoại, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ triển khai 8 máy tính bảng để làm thủ tục check-in cho hành khách tại ga quốc tế, nhằm rút ngắn tối đa thời gian chờ đợi. Xem thêm